Những trường hợp nào cần đến giấy phép kinh doanh quần áo?
- DGun
- Oct 12, 2021
- 3 min read
Theo quy định thì có một số ngành nghề cần phải đăng ký kinh doanh, nếu không rất dễ bị xử phạt theo quy định. Vậy kinh doanh quần áo có cần xin giấy phép hay không? Những trường hợp nào cần làm thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Cơ sở pháp lý
Nghị định số 39/2007/NĐ-CP của Chính phủ : Về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh
Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế 71/2014/QH13 và Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Trường hợp nào cần phải đăng ký kinh doanh shop quần áo?
Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP quy định về các trường hợp không cần làm thủ tục đăng ký kinh doanh như sau:
“Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác”.
Vậy mở shop quần áo có cần đăng ký kinh doanh không?
Theo những điều luật vừa trình bày ở trên thì kinh doanh quần áo thời trang không nằm trong danh mục được miễn đăng ký kinh doanh. Cho nên, nếu muốn mở shop thời trang thì bạn cần thực hiện đăng ký đúng theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, không nhất thiết là các bạn phải bỏ công sức ra thành lập công ty, mà có thể đăng ký theo hình thức hộ kinh doanh cá thể để quy trình đơn giản hơn.
Hy vọng với những gì Phanmemthoitrang vừa chia sẻ, bạn đọc đã biết bản thân cần chuẩn bị gì để có thể kinh doanh đúng theo quy định hiện hành. Lúc đó mọi việc sẽ được suôn sẻ và thuận lợi nhất. Chúc bạn thành công!
Comments